Cầm tiền trong tay, chớ đến 3 nơi; không xu dính túi, tránh xa 2 loại người này: Lời cổ nhân đã dạy, nghe theo thì phát đạt
Hạn chế đến 3 chốn này, tránh xa 2 kiểu người này là cách tốt nhất để bạn giữ được những đồng tiền quý giá mà bạn phải đổ mồ hôi công sức ra mới có được, cũng là để giữ sự tôn nghiêm cho chính mình.
Trong xã hội luôn tồn tại 2 kiểu người: người có tiền và người ít tiền. Dù thuộc tầng lớp nào, địa vị xã hội ra sao, ta vẫn nên nghe theo một số lời khuyên khôn ngoan mà cổ nhân xưa để lại. Không làm theo có thể khiến ta lầm đường lạc lối, sau này có quay đầu nhìn lại hối hận cũng chẳng kịp. Một trong số đó chính là: "Cầm tiền trong tay, chớ đến đến 3 nơi; không xu dính túi, cần tránh hai loại người".
3 nơi chớ đến khi giàu
1. Sòng bạc
Có rất nhiều yếu tố đưa con người đến bờ vực phá sản, trong đó, cờ bạc chính là nguyên nhân hàng đầu. Từ thời cổ chí kim đến nay, vô số người giàu có đã nướng hết tiền bạc ở sòng bạc.
Cờ bạc vốn dĩ là một thú vui dễ gây nghiện, lợi thì ít mà hại thì nhiều. Một khi đã bước chân vào sòng bài, quay đầu đi ra là chuyện không hề dễ dàng.
Chỉ vì một chút tham lam trong lòng, lại muốn hưởng mà không muốn làm, con người thường bị cám dỗ bởi cờ bạc. Ta cứ nghĩ cờ bạc giúp mình thu lời lớn dù bỏ ra không bao nhiêu, khi thắng rồi lại ham thắng nữa, khi thua cuộc lại muốn gỡ gạc. Rốt cuộc, ta cứ đắm chìm mãi trong đó, vừa hủy hoại gia đình, vừa hủy hoại chính mình.
Có người giàu lên sau một đêm nhờ cờ bạc, cũng có người vì cờ bạc mà mất trắng cơ đồ bấy lâu nay. Từ xưa đến nay, chuyện gia đình ly tán vì cờ bạc chẳng hề hiếm. Do đó, cổ nhân luôn dặn những người có tiền tuyệt đối không nên bước chân vào sòng bạc. Từng đồng tiền đều do ta lao tâm khổ tứ mà giành được, tại sao lại có thể dễ dàng ném hết chúng vào cờ bạc như vậy?
2. Chốn "phong hoa tuyết nguyệt"
Điều này cũng chẳng có gì khó hiểu, bởi chốn phong hoa tuyết nguyệt là nơi con người dễ đánh mất ý chí của mình nhất.
Ta dành nửa đời người để làm việc chăm chỉ, cuối cùng cũng tích cóp được một số tiền kha khá để bản thân và gia đình có thể sống một cuộc đời tốt hơn. Đây chính là lúc con người bắt đầu tìm cách để tận hưởng cuộc sống. Thế nhưng, đến chốn phong hoa tuyết nguyệt để tìm vui thú không phải là một lựa chọn thông minh. Nơi đó tuy dễ vào nhưng khó bước chân ra.
Quá buông thả bản thân, ta sẽ không chỉ dễ khuynh gia bại sản mà còn khiến gia đình lục đục. Vì thế, cổ nhân khuyên con người nên biết giữ mình, tránh phí tiền vào những chốn hưởng lạc như vậy.
3. Quê hương
Phần lớn mọi người đều ngạc nhiên khi nghe được điều này: "Tại sao tôi lại không thể về quê khi có tiền trong tay?".
Thực ra, chẳng phải con người không thể hồi hương mà vấn đề nằm ở chuyện xảy ra sau đó. Người xưa có câu: "Khi nghèo đừng tìm người thân, khi giàu đừng về quê hương" cũng là muốn ám chỉ điều này.
Về quê mà ta cứ khoe khoang về của cải, gia tài đồ sộ mà mình có, không sớm thì muộn cũng sẽ có người kéo đến hỏi xin vay tiền. Họ nịnh bợ ta, khách sáo với ta, coi ta như bằng hữu thân cận, cốt chỉ nhằm mục đích vay tiền.
Nếu cho vay, chẳng khác nào ta đang khuyến khích họ không làm mà hưởng, như vậy cũng chính là đang hại người. Nếu không cho mượn, ta lại mang tiếng là kẻ vô tình vô nghĩa, đắc tội với những người xung quanh.
Vì thế, để tránh xa tình thế tiến thoái lưỡng nan này, tốt hơn hết là nên khiêm tốn, kiệm lời
2 kiểu người cần tránh khi nghèo
Người xưa có câu "Tuế hàn tri tùng bách, hoạn nạn kiến chân tình", ý chỉ: Năm lạnh giá mới biết tùng, bách là loài úa tàn sau cùng, trong hoạn nạn mới rõ tấm chân tình của nhau. Khi đang không xu dính túi, ta chớ nên tiếp xúc với 2 loại người này.
1. Người "ném đá xuống giếng"
Loại người này trong cuộc sống không hề hiếm. Họ thấy vui khi người khác gặp họa, coi đó như một trò đùa không hơn không kém.
Khi ta giàu có, họ đến bên ta giả vờ tôn trọng quý mến. Thế nhưng, chỉ cần ta sa cơ lỡ vận, bọn họ sẽ ngay lập tức độc mồm độc miệng mà trù ẻo, chẳng những không giúp đỡ mà còn khiến ta thêm khốn khổ hơn.
Vì thế, nếu đã nhận ra bản chất hiểm ác của loại tiểu nhân này, dù sau này có ra sao thì ta cũng nên tránh xa, bởi bọn họ chính là mối tai họa to lớn nhất.
2. Người "thấy hoạn nạn liền xa lánh"
Trong cuộc sống, không ít người khi thấy ta sa cơ lỡ vận liền ngay lập tức xa lánh, dù trước đó còn coi nhau như bằng hữu thân thiết. Chẳng có tiền trong tay, ta không khác nào "quả bom nổ chậm" mà họ thấy cần phải tránh xa.
Nếu ta mở lời xin vay tiền họ, họ cũng sẽ khéo léo từ chối rồi dần tỏ ra xa cách để không phải tiếp xúc với ta. Loại người như vậy chỉ muốn "có phúc cùng hưởng", nhưng lại không dám chịu cảnh "có họa cùng chia".
Đối với những người như thế, tốt nhất là ta nên tránh xa, vừa đỡ bị người ta coi thường, vừa không đánh mất thể diện của bản thân mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét