Gia đình thương binh gửi “tâm thư” cho Chủ tịch Tập đoàn Vingroup
LSVNO - Gia đình ông Huỳnh Xuân Long (thương binh 1/4, mất 81% sức khỏe, có bố là thương binh 2/4, cùng các con cháu ở Hà Nội), vừa gửi “tâm thư” cho Chủ tịch Tập đoàn Vingroup với nguyên do, Tập đoàn Vingroup thực hiện Dự án nhà ở cao cấp Vịnh Xanh, lấy một phần đất của gia đình ông và vì chính quyền địa phương mập mờ trong giải quyết vấn đề mà gia đình ông tứ tán.
LSVNO - Gia đình ông Huỳnh Xuân Long (thương binh 1/4, mất 81% sức khỏe, có bố là thương binh 2/4, cùng các con cháu ở Hà Nội), vừa gửi “tâm thư” cho Chủ tịch Tập đoàn Vingroup với nguyên do, Tập đoàn Vingroup thực hiện Dự án nhà ở cao cấp Vịnh Xanh, lấy một phần đất của gia đình ông và vì chính quyền địa phương mập mờ trong giải quyết vấn đề mà gia đình ông tứ tán.
Lá thư tâm huyết
https://www.youtube.com/watch?v=rN8fmJ1Trpk&feature=share
Theo đó, bức tâm thư sơ lược quá trình từ năm 1996, ông Long là thương binh nặng cùng một số thương binh khác khai khẩn khu đất hoang tại chân bãi rác Mễ Trì, thuộc khu đồng Trong Đống, huyện Từ Liêm (nay là số 5, Đại lộ Thăng Long, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội). Ông Long cùng các thương binh phải san mặt bằng, lấy đất nơi xa về lấp các hố sâu, cải tạo dần thành nơi trồng cây cảnh xương rồng bán để lo cuộc sống và cưu mang nuôi dưỡng nhiều cháu nhỏ mồ côi.
Theo đó, bức tâm thư sơ lược quá trình từ năm 1996, ông Long là thương binh nặng cùng một số thương binh khác khai khẩn khu đất hoang tại chân bãi rác Mễ Trì, thuộc khu đồng Trong Đống, huyện Từ Liêm (nay là số 5, Đại lộ Thăng Long, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội). Ông Long cùng các thương binh phải san mặt bằng, lấy đất nơi xa về lấp các hố sâu, cải tạo dần thành nơi trồng cây cảnh xương rồng bán để lo cuộc sống và cưu mang nuôi dưỡng nhiều cháu nhỏ mồ côi.
Ngày 25/6/2001, UBND xã Mễ Trì kiểm tra, hướng dẫn ông Long làm thủ tục để hỗ trợ. Sau đó, trong năm 2001, ông Long thành lập Công ty TNHH Xương rồng Huỳnh Long với ngành nghề đăng ký: Tận dụng đất hoang hóa để trồng trọt. Được điện lực cấp điện từ ngày 14/7/2004, sang năm 2005, đại gia đình ông Long đăng ký tạm trú.
Hoạt động của doanh nghiệp thương binh nặng đạt hiệu quả cao cả kinh tế lẫn xã hội, được nhiều báo chí, đài phát thanh và truyền hình ca ngợi. Hồi đó, Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn đã đến thăm vườn xương rồng của Công ty, cá nhân ông Long được tặng giải thưởng doanh nhân Việt Nam, được Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải khen ngợi. Năm 2009, khu đất sản xuất và sinh sống của đại gia đình ông Long được ngành địa chính đo đạc, vẽ bản đồ làm hồ sơ để cấp quyền sử dụng đất, gồm hai thửa diện tích 808,4 m2 và 1.540,7 m2.
Ông Long đón Phó thủ tướng Nguyễn Công Tạn trên khu đất sản xuất khi được vinh danh.
Khó khăn ập đến gia đình ông vào ngày 5/2/2015, khi nhận biên bản của địa phương yêu cầu đo đạc kiểm đếm đất, tài sản để xây dựng khu luyện tập thể thao vui chơi giải trí. Cuộc sống bắt đầu bị xáo trộn, sau đó, lại thi công Dự án nhà ở cao cấp Vịnh Xanh do Tập đoàn Vingroup đầu tư. Các biên bản và quyết định thu hồi đất có nhiều bất cập, lấy gần hết đất của gia đình ông Long nhưng chỉ hỗ trợ 127.958.000 đồng.
Vì ông Long đang bệnh, tâm thư do con trai Huỳnh Xuân Tùng ký, cho biết: “Với khoản tiền hỗ trợ ít ỏi cho hàng nghìn mét vuông đất và tài sản gây dựng bởi công sức của cả gia đình tôi, mặc dù phía dự án cũng có hỗ trợ một phần tiền để bố tôi đi thuê nhà ở tạm trong khi chờ đợi giải quyết, nhưng còn các con các cháu, những người trực tiếp đầu tư công sức, tiền của vào đây thì vẫn chưa được giải quyết. Đại gia đình tôi, ngoài bố tôi còn gia đình tôi gồm vợ chồng và 2 con nhỏ; gia đình anh vợ là Nguyễn Văn Bình cùng vợ và 1 con nhỏ, nhiều thành viên nữa sinh sống làm việc tại đây. Hiện tại gia đình tôi vẫn còn hàng nghìn mét vuông nhà xưởng, vườn cây, ao cá đang sử dụng và phía dự án cũng đang trong quá trình xem xét giải quyết phương án đền bù cho gia đình tôi. Từ mức tiền hỗ trợ của dự án cho các hộ gia đình trong khu đất quanh nhà tôi là 400-500 triệu đồng với diện tích chỉ 30- 0 m2, gia đình tôi mong ông có chỉ đạo thấu tình đạt lý đảm bảo sự công bằng cho gia đình tôi. Nơi đây sau khi dự án hoàn thành sẽ là một nơi đáng sống, gia đình tôi rất mong muốn dự án tạo điều kiện được có chỗ ở tại đây cùng một số tiền hỗ trợ tái thiết cuộc sống sau này”.
Phần cuối tâm thư tha thiết: “Tôi cũng biết ông là một doanh nhân có tâm, có đức luôn lắng nghe và thấu hiểu. Gia đình tôi kính mong ông có những chỉ đạo thấu tình đạt lý đảm bảo sự công bằng cho gia đình tôi. Sao cho: Nông dân giàu có - Thị dân hài lòng- Chính phủ yên tâm! Cuối thư gia đình tôi một lần nữa chân thành cảm ơn ông đã bớt chút thời gian vàng ngọc của mình để lắng nghe những lời tâm huyết của gia đình tôi với Tập đoàn Vingroup! Kính chúc Tập đoàn phát triển ngày càng vững chắc trong công cuộc xây dựng đổi mới đất nước”.
Vườn trồng xương rồng hồi nào từng nuôi sống 20 gia đình thương binh, người lao động và trẻ mồ côi.
Cuộc sống khốn đốn
Tuy nhiên, đến ngày 8/11, UBND quận Nam Từ Liêm tổ chức cuộc đối thoại với gia đình ông Long và vài người khác. Cuộc đối thoại có Chánh văn phòng UBND quận Nguyễn Công Trình, Phó chánh Thanh tra quận Nguyễn Văn Hoà và Phó chủ tịch UBND phường Hứa Đức Minh.
Tại cuộc đối thoại, ông Long trình bày, đất của ông khai phá hơn 20 năm qua rất rõ ràng, nhưng một số văn bản thống kê để đền bù lại không có tên gia đình ông. Trong lúc, nhiều người khác không biết từ đâu nhảy vào chiếm đất cất những căn nhà nhỏ thì được đền bù hàng trăm triệu đồng. Nhà ở và cả xưởng sửa chữa máy móc, ô tô của gia đình ông không được thống kê, còn bị phường lấy tôn bít cửa ra vào, khiến đại gia đình tứ tán. Kết thúc cuộc đối thoại, các vị đại diện chính quyền đồng ý là phải kiểm kê lại đất đai, nhà cửa của ông Long.
Có mặt tại khu đất một thời của doanh nghiệp thương binh nặng được khắp nơi ca ngợi, không khỏi đau lòng vì sự tan hoang. Anh Huỳnh Tùng bật khóc cho biết, bố của anh, dì, 2 đứa em và anh Nguyễn Văn Bình cùng vợ bị tật nguyền và 1 con nhỏ, tất cả đã phải đi kiếm chỗ ở đậu. Sống tại đây chỉ còn vợ chồng anh Tùng với 2 con nhỏ (một bị tật nguyền), trong nhà xưởng dột nát, gần sập mà vẫn không yên vì liên tục bị ức hiếp.
“Nhà xây trái phép thì tồn tại, còn nhà tôi xây ở từ những năm 90 thì bị phá. Xưởng sản xuất, cửa hàng bị rào kín không cho kinh doanh gì hết, bịt cửa nhà tôi khi chưa đền bù gì cả, họ bảo cứ đợi đấy. Nhà tôi còn hơn 400 m2 nằm ngoài dự án cũng bị một số người dùng chiêu trò lấn chiếm rồi lên danh sách đền bù”, anh Tùng nói.
Gia đình anh Tùng ở một góc nhà xưởng.
Bây giờ muốn vào nhà anh Tùng, phải len lỏi rất khó khăn. Anh kể, đầu tháng 10, phường cho người đến bít cửa ra vào nhà anh và anh làm đơn khiếu nại nhưng đến nay chưa được giải quyết. Theo hồ sơ, gia đình ông Long đã có đơn đề nghị UBND quận lấy nốt 400 m2 đất và đền bù để đi nơi khác sinh sống nhưng quyết định ngày 15/3/2017 của UBND quận Nam Từ Liêm do Phó chủ tịch Trần Thanh Long ký, trả lời là chưa có dự án nào để lấy.
Trong lúc, gia đình ông Long là chủ đất khó vào ra nhà mình, thì một số người lại hung hãn vào ra, lấn chiếm như nơi vô chủ. Theo hồ sơ tại phường Mễ Trì, ngày 1/3/2017, UBND phường đã lập biên bản và ra quyết định xử phạt hành chính ông Phạm Văn Lộc dựng nhà trái phép tại đất của ông Long. Nay vẫn còn hai người nữa đang quây tôn chiếm đất của ông Long. Anh Tùng chỉ cửa nhà anh hiện có khóa và kể, họ đến phá tôn do phường bít rồi làm khóa và tự ý vào ra nhà anh. “Tài sản gia đình tôi bị giam giữ trái pháp luật ngay tại nhà tôi. Chúng tôi đang có đơn khẩn thiết yêu cầu UBND phường Mễ Trì và quận Nam Từ Liêm chỉ đạo tháo dỡ rào tôn, mở khóa trả lại tài sản và diện tích đất hợp pháp của gia đình tôi”, anh Tùng nói.
Anh Tùng trong nhà xưởng bây giờ dột nát, không lối ra.
Nhắc đến người bố thương binh mất 81% sức khỏe, anh Tùng lại rơm rớm nước mắt: “Bố tôi bây giờ lúc ở bệnh viện, lúc ở đậu chứ không về nhà được”.
Sáu Nghệ
Anh Tùng trong nhà xưởng bây giờ dột nát, không lối ra.
Nhắc đến người bố thương binh mất 81% sức khỏe, anh Tùng lại rơm rớm nước mắt: “Bố tôi bây giờ lúc ở bệnh viện, lúc ở đậu chứ không về nhà được”.
Sáu Nghệ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét